Có thai bị sa tử cung phải làm sao? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Có thai bị sa tử cung là hiện tượng hiếm gặp, ảnh hưởng rất xấu đến mẹ và bé. Vậy khi gặp tình trạng này chị em phải làm sao? Điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin dưới đây nhé.

sa tử cung khi mang thai


Vì sao có thai bị sa tử cung?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ mang thai bị sa tử cung:

  • Nguyên nhân xuất phát từ người mẹ: thay đổi tâm sinh lý và nội tiết tố, tuổi cao, cân nặng lớn, tăng cân quá nhiều khi mang thai, đã trải qua nhiều lần sinh thường bằng đường âm đạo, nạo phá thai nhiều lần, cơ sàn chậu yếu bẩm sinh,...
  • Nguyên nhân do thai nhi: Thai nhi quá lớn, đa thai
  • Nguyên nhân khác: có khối u vùng chậu, bị táo bón, ho nhiều, ho nặng, mắc hội chứng mô liên kết bẩm sinh, vùng xương chậu của người mẹ quá lớn,...

Thông thường, hiện tượng có thai bị sa tử cung sẽ chia làm 2 giai đoạn là sa tử cung toàn phần và sa tử cung bán phần. Dựa vào điều này bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo an toàn cao nhất cho cả mẹ và bé.

Phương pháp điều trị sa tử cung khi mang thai

Ngoài việc theo dõi sức khỏe thai kỳ, khi thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, chị em cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời bởi hiện tượng sa tử cung khi mang thai tuy hiếm gặp nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nặng. Tùy theo mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án thích hợp nhất.

Thông thường, nếu đang ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định đặt vòng nâng âm đạo. Đây là loại vòng có tác dụng hỗ trợ dây chằng, các mô cơ bị lỏng lẻo, tránh bị sa xuống thêm nhưng loại vòng này cần được vệ sinh định kỳ để tránh viêm nhiễm cho thai phụ.

Ngoài ra, khi có thai bị sa tử cung nặng hơn sẽ cần can thiệp phẫu thuật như:

  • Các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả tốt
  • Ngoài tử cung, các bộ phận khác cũng bị sa theo như bàng quang, trực tràng, sa thành sau âm đạo.
  • Triệu chứng không làm chủ được việc tiểu tiện

Các phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng như nội soi ổ bụng, treo tử cung, cắt tử cung,... Tuy nhiên, đây là giải pháp thường ít áp dụng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi cũng như việc mang thai, sinh nở sau này của chị em. Do đó, chị em cần theo dõi sức khỏe sát sao và nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh thật tốt như: Tránh làm việc nặng nhọc khi mang thai, kiểm soát cân nặng tốt, không để tăng cân quá mức, chế độ ăn uống khoa học, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng tại nhà, điều trị bệnh táo bón, ho, phế quản triệt để,... Có như vậy sẽ hạn chế được tối đa tình trạng sa tử cung khi mang thai và thai kỳ sẽ luôn khỏe mạnh, bình an.

> > Đọc thêm: Sa tử cung nên ăn gì? Top món ăn dành cho người bị sa tử cung.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn